Mục Lục
Câu hỏi : Từ Hà Nội đến Yên Tử bao nhiêu km?
Trả lời : Từ Hà Nội nếu bạn di chuyển lên Yên Tử phải đi một quãng đường dài khoảng 130 km. Bạn có thể đi bằng ô tô khách hoặc xe máy, ô tô, các phương tiện cá nhân đều được.
Nếu bạn đi xe khách, bạn ra bến xe ở Hà Nội bắt các tuyến xe có lộ trình từ Hà Nội – Hạ Long như Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… đều đi qua Yên Tử. Trong một ngày bạn cũng có thể khám phá được vùng đất này nên bạn có thể đi từ 4h sáng. Thời gian di chuyển khoảng 4h đồng hồ. Lưu ý cho việc đi xe khách là bạn nên nói lái x e cho xuống ở đền Trình Yên Tử, rồi bạn bắt tiếp một tuyến xe bus ở ngay ngã 3 giao giữa quốc lộ 18 để đến chân núi Yên Tử.
Nếu bạn muốn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa rành đường đi thì có thể nghiên cữu kỹ một số cung đường sau đây:
Cung đường thứ nhất dài khoảng 119 km mất khoảng 2 tiếng rười chạy xe máy:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi theo hướng cầu Chương Dương. Đi qua cầu bạn đi thẳng theo đường Nguyễn Văn Cừ rồi chạy tiếp đi thành phố Bắc Ninh. Sau đó bạn đi theo quốc lộ 18 hoặc đi tho quốc lộ 1A. Đến nút giao giữa 2 đoạn đường này thì bạn chạy theo quốc lộ 18.
Bạn chạy dọc theo quốc lộ 18 sẽ tới được đền Trình Yên Tử. Từ đây bạn có thể đi xe lên núi luôn hoặc dừng lại thắp hương. Chú ý tiếp nhiên liệu cho phương tiện. Tổng thể đoạn đường này cũng không khó đi nhưng bạn chú ý đoạn giao cắt giữa 2 quốc lộ 18 và 1A là được.
Cung đường thứ 2 bạn đi theo hướng Hà Nội – Hải Phòng:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn di chuyển theo quốc lộ 5 tới km 14 QL5 khoảng 94km là bạn đã đặt chân được đến khu vực Quán Toan (Hải Phòng). Từ đây, bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất (rẻ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã tư, tổng đoạn này 6km là bạn tới chân cầu Kiền.
Từ cầu Kiền bạn tiếp tục đi dọc theo QL10 để đến quốc lộ 18 rồi rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử. Tới đây, bạn đi thẳng khoảng 10km đường đèo là đến chân núi. Lưu ý cho chặng đường này là đường đèo khá quanh co, nên đi chậm chú ý quan sát.
Hầu hết các ngày mùng 1, người đi lễ Yên Tử rất đông nên nếu bạn cũng đi đúng ngày này thì nên chuẩn bị trước về đồ ăn thức uống, chuẩn bị gậy nếu muốn tư leo lên núi. Còn nếu bạn muốn tham quan vãn cảnh chùa thì có thể đi vào ngày thường đỡ đông hơn.
Đi Yên Tử, bạn sẽ được tham quan 6 ngôi chùa cổ kính, đầu tiên là chùa Giải Oan ở dưới chân núi, tiếp theo là chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và cao nhất là chùa Đồng ở độ cao 1.068m.
Bạn có thể tự leo lên chùa Đồng hoặc đi cáp treo. Nếu đi bộ bạn sẽ được thưởng thức cảnh đẹp hai bên núi với những rừng tùng cổ thụ 700 năm tuổi. Bên cạnh đó, bạn còn được nhìn những cây đại cổ thụ 700 năm không hoa không lá, chỉ toàn thân rêu phong phủ kín làm khung cảnh thêm phần trầm mặc.