Mục Lục
Từ lâu, cái tên Vũng Tàu dường như trở nên quen thuộc cho du lịch Việt. Một nơi phong cảnh hữu tình, lãng mạn, biển đẹp dịu êm, hiền hòa sóng vỗ. Hơn nữa, đây còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, một điều đáng được trân trọng, lưu giữ và tưởng niệm.
Nghĩa trang Hàng Dương là một trong những cái tên quen thuộc, nổi tiếng của Côn Đảo, thuộc tỉnh BÀ Rịa VŨng Tàu. Nơi đây là nơi chôn cất của hàng vạn chiến sĩ yêu nước và những người tù cách mạng của Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh ác liệt dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp. Hàng Dương là một điểm đến mang lại cho du khách nhiều giá trị thiêng liêng trong cuộc đời.
Vị trí
Nghĩa trang HÀng Dương thuộc Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. LÀ nơi chôn cất nhiều anh hùng cách mạng của Việt Nam, trong đó có VÕ Thị Sáu, Nguyễn AN Ninh, Lê Hồng Phong…Những vị anh hùng đã đi vào lịch sử cuả cả dân tộc.
Từ năm 1862 tới 1975, nhà tù Côn Đảo là nơi để chính quyền Pháp, quản ngục, tay sai và thực dân đã đày đọa những chiến sĩ cộng sản Việt, đánh đập, sử dụng mọi biện pháp tàn khốc để giết chết họ. Và bao nhiêu con người đã ngã xuống ấy, nay họ đang được an nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương, thuộc Côn Đảo, tỉnh BÀ RỊa VŨng Tàu.
Đặc điểm
Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao Động thương binh xã hội giao cho ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm chủ đầu tư và được khởi công xây dựng, tôn tạo từ ngày 19 tháng 12 năm 1992. Với tổng diện tích khoảng 20 ha, nơi đây chôn cất bao người tù, chiến sĩ cách mạng, một nơi thiêng liêng, đáng để ghé thăm.
Nghĩa trang HÀng Dương được chia làm 4 khu: Khu A, Khu B, Khu C, và Khu D. Khu A Gồm 688 ngôi mộ, trong đó có 91 ngôi mộ có tên và 597 ngôi mộ khuyết danh. Khu B có 695 ngôi mộ, trong đó có 276 ngôi mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Khu C có 373 ngôi mộ, trong đó có 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh, khu D có 157 ngôi mộ, trong đó có 14 ngôi mộ có tên và 143 ngôi mộ khuyết danh.
Nơi đây còn lưu giữ lại phần mộ của những vị anh hùng nổi tiếng như Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong, Lê Văn Việt, Cao Văn Ngọc, và đặc biệt là phần mộ linh thiêng của vị nữ anh hùng mang tên Võ Thị Sáu – một vị anh hùng vang danh trong lịch sử dân tộc về sự kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước và sự dũng cảm.
Ở Côn Đảo, nhịp sống dường như rất khác. Trời đã về đêm, nhưng các cửa hàng, khách sạn, nhà dân vẫn sáng đèn, đường sá vẫn nhộn nhịp. Bởi nơi đây, người ta chờ tới tận đêm khuya mới đi viếng chị Sáu. Tại đây, mọi người chẳng ai chen lấn, theo đoàn dài, tự động xếp hàng để được viếng chị ngay trong đêm, mọi người thể hiện sự thành kính, tôn nghiêm tại chốn linh thiêng này.
Chị Sáu đã trở thành ‘’thần hộ mệnh’’của người dân nơi đây, mà nó dân dần đi vào tiềm thức của họ. Người ta tin rằng, khi cầu mong may mắn trong công việc, học tập, trong cuộc sống thì đều được chị Sáu phù hộ, giúp đỡ. Bởi vậy, vào ban đêm, đặc biệt là ngày mồng 1, mồng 2, mồng 3, phần mộ của chị thường rất đông người đến cúng, vái, cầu xin may mắn.
Ngoài ra, tại Côn Đảo còn có một vị ‘’ thần hộ mệnh’’ nữa là bà Phi Yến ( thứ phi của Nguyễn Ánh). Một câu chuyện dài về vị thần hộ mệnh này được người dân lưu giữ và truyền lại cho nhiều thế hệ. Đến nay, tại làng An Hải, còn có một miếu thờ bà, người ta gọi là An SƠn Miếu hay MIếu BÀ. Bà được người dân Côn Đảo bày tỏ lòng tôn kính ‘’ người phụ nữ trung trinh tiết liệt’’.
Tới nghĩa trang HÀng Dương là tới với một nơi linh thiêng, nhiều ý nghĩa với dân tộc. Được cầm nén nhang thắp hương cho các vị anh hùng, những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống thì không cảm xúc nào có thể diễn tả được. Một nơi đáng để du khách ghé thăm trong chuyến đi của mình, cùng tìm hiểu về Côn Đảo, về những con người kiên cường, bất khuất ngã xuống. Cùng tưởng niệm những con người đã ra đi vì màu cờ tổ quốc.