Hòn Đá Bạc là một thắng cảnh đẹp nằm ở Xã Bình Khánh Tây, huyện Văn Thới,Tỉnh Cà Mau. Hòn Đá Bạc có diện tích vào khoảng 6.43 ha bao gồm các hòn đảo lớn nằm cạnh nhau đó là: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc, hòn Trọi cao nhất phải đến 50m so với mặt nước biển. Theo nhiều nguồn tài liệu ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm. Đây cũng là một địa danh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Tỉnh Cà Mau. Hiện nay đây là địa điểm du lịch được rất nhiều du khách yêu thích
Đặc điểm bao quanh Hòn Đá Bạc là các bờ đá graphit chồng chất lên nhau. Nhờ bàn tay nào nhặn của tạo hóa mà tạo nên những hình thù độc đáo và đẹp mắt, sắp xếp thành hàng. Ngoại trừ Hòn Trọi chỉ toàn là đá còn trên các đảo khác được phủ xanh bởi những lớp cây cối mọc um tùm, càng làm tăng thêm vẻ đẹp hoang sơ kỳ bí của Hòn Đá Bạc.
Từ đất liền nhìn ra Hòn Đá Bạc giống như một hòn non bộ bao quanh xung quanh là sóng biển và mây trời. Càng tiến lại gần vẻ đẹp ấy lại càng rõ nét hơn. Những tảng đá to ghồ ghê vẫn còn in dấu của sóng biển. Ngày trước lối vào là một con rồng đá với cái đuôi lớn nhiều màu vươn cao; những chú voi đá màu trắng, cả những chú cá sấu, hươu như đang chào đón du khách đến với đảo.
Không hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng, Hòn Đá Bạc còn hội tụ nhiều giá trị tâm linh của người dân vùng biển. Đó là những câu chuyện thần thoại về sân tiên, giếng tiên hay câu chuyện về cá Ông cứu người bị nạn. Theo người dân nơi đây kể lại Cá Ông cứu người, dạt vào Kinh Chùa (Sông Đốc) ngày 20-5-1995. Được khoảng 3 ngày sau, Ông lụy (chết), mọi người đem chôn và đến năm 1996 đưa về hòn Đá Bạc bộ xương để thờ. Cảm kích ơn cứu mạng của cá ông, người dân đã lập đền thờ Ông Nam Hải và coi Ông như một vị thần cứu nhân độ thế.
Ngôi đền thờ Ông Nam Hải được đặt tại đỉnh cao nhất của Hòn Đá Bạc, nơi đây trưng bày bộ xương cá ông khá lớn Nặng 14 tấn. Hằng năm, vào ngày 23/5 âm lịch, cư dân trong vùng, những người đánh bắt cá ngoài biển khơi, các khách du lịch lại đổ về đây để dự lễ Nginh Ông để cầu may mắn bình an cho gia đình.
Thêm vào đó, nơi đây còn in đậm dấu ấn lịch sử của một thời chiến tranh oanh liệt. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, quân và dân xã Khánh Bình Tây đã tấn công, bức rút trung đội pháo 105 ly mà địch dùng để khống chế vùng căn cứ cách mạng Khánh Bình Tây và tuyến ven biển phía tây Cà Mau . Đây còn là địa điểm diễn ra chuyên án CM12 – đánh bại cuộc nhập biên phá hoại, âm mưu lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu vào đầu những năm 80. Trên đảo vẫn còn Bia kỷ niệm chiến tích của quân và dân Khánh Bình Tây anh hùng; vẫn còn cụm tượng đài chiến thắng “Kế hoạch CM12” đặt trên Hòn Đá Bạc nhắc nhở chiến thắng của quân và dân ta nói chung và của Ngành An Ninh Nhân dân nói riêng.
Có lẽ điều thú vị nhất khi đến thăm Hòn Đá Bạc đó là du khách được trải nghiệm cuộc sống thanh bình giữa mênh mông đất trời, khi được tắm biển, đi quanh biển nghe tiếng gió biển vi vu, tiếng sóng ầm ầm vào ghềnh đá hay ngắm mặt trời lặn dần xuống biển.
Du khách cũng có thể tham gia câu cá nâu, cá mực… lặn xuống biển cùng người dân để bắt những con hàu bám chặt vào các hốc đá…và sau đó thưởng thức hương vị tươi ngon nhất của biển cả từ các món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng đậm đà hương vị miền Tây như hàu nướng, cháo hàu, gỏi cá…đó sẽ là những kỷ niệm đẹp sau chuyến đi về miền đất mũi.
xem thêm: https://dulichdongque.com/cho-noi-ca-mau-chut-tinh-song-nuoc/